Nhảy đến nội dung

Chất lượng không khí

Chất lượng không khí nói chung – Một sức khỏe tốt được bắt đầu từ bầu không khí trong sạch

Không khí mà chúng ta thở có tác động rất lớn đến cuộc sống của chúng ta. Chúng ta có thể sống trong nhiều ngày mà không có thức ăn và nước uống, nhưng không thể thiếu không khí trong vài phút. Chất lượng không khí mà chúng ta hít thở cũng chiếm phần quan trọng thiết yếu đối với sức khỏe của chúng ta. Chúng ta càng hít ít các chất gây dị ứng, vi sinh vật và các chất ô nhiễm hóa học, cơ hội lây nhiễm bệnh càng thấp. Những căn bệnh phát sinh từ ô nhiễm không khí cũng có thể dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng về tài chính. Chi phí chăm sóc sức khỏe và sự suy giảm năng suất lao động đã làm tiêu tốn hàng tỷ đô la mỗi năm.

IQAir tại Việt Nam cung cấp các giải pháp làm sạch không khí tiên tiến nhất để xử lý vấn đề ô nhiễm không khí trong nhà. Hiệu suất vượt trội của hệ thống này đã được ứng dụng và sử dụng trên toàn thế giới cho môi trường trong nhà đầy thách thức. Ví dụ, các hệ thống được sử dụng để bảo vệ bệnh nhân và nhân viên chống lại nhiễm trùng nghiêm trọng ở các bệnh viện, quy trình chăm sóc sức khỏe và loại bỏ hóa chất độc hại trong các phòng thí nghiệm công nghệ cao.

Các công nghệ làm sạch không khí tiên tiến được sử dụng bởi IQAir là kết quả của 50 năm hoạt động trong lĩnh vực bền bỉ.

Hạt vật chất (PM, PM 10, PM 25) là gì?

Hạt vật chất (PM) là một thuật ngữ nói về chất gây ô nhiễm không khí được cấu thành từ một hỗn hợp của các hạt rắn và các giọt tinh được tìm thấy trong không khí. Các chỉ số theo sau PM đề cập đến kích thước của chúng. Ví dụ hạt PM2.5 là chất gây ô nhiễm không khí có đường kính 2,5 micromet hoặc nhỏ hơn.

Các chất gây ô nhiễm có nhiều kích cỡ và có thể bao gồm nhiều loại vật liệu và hóa chất. Ví dụ như bụi bẩn, muội than, đất và khói. Các hạt này có kích thước rất nhỏ, chúng ta có thể dễ dàng hít vào và ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe.

Nghiêm trọng hơn nữa là các hạt vật chất mịn có kích thước siêu nhỏ hoặc PM2,5 đi sâu vào phổi và gây hại cho phổi của chúng ta.

Hướng dẫn của TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI (WHO) về đảm bảo chất lượng không khí

Hướng dẫn về chất lượng không khí năm 2005 của Tổ chức Y tếThế giới đã đưa ra các hướng dẫn, chỉ dẫn đầu tiên về vấn đề hạt (PM).

Báo cáo của tổ chức này kết luận rằng: Không có giới hạn nào về kích thước của PM đã được xác định dưới đây là không gây hại cho sức khỏe nếu như bị hít phải, Tổ Chức Y Tế Thế Giới thiết lập các giới hạn về sức khỏe sau khi tiếp xúc lâu dài hoặc ngắn hạn đối với các hạt vật chất (PM) như sau:

PM25

● Trung bình 10 μg/m3 hàng năm

● Trung bình 25 μg/m3 24 giờ

PM10

● Trung bình20 μg/m3 hàng năm

● Trung bình 50 μg/m3 24 giờ

Các hạt được xác định dựa vào đường kính khí động học của chúng, hạt PM10 (hạt có đường kính khí động học nhỏ hơn 10micron), hạt PM2.5 (có đường kính khí động học nhỏ hơn2,5mm).

Loại thứ hai là nguy hiểm hơn vì khi hít vào, các hạt này có thể đến được khu vực ngoại vi của các tiểu phế quản, và ảnh hưởng đến trao đổi khí trong phổi. ((Nguồn: Tổ Chức Y Tế Thế giới)

Các tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe

Ảnh hưởng lâu dài

● bệnh đường hô hấp mãn tính

● ung thư phổi

● bệnh tim

● lảnh hưởng não vàdây thần kinh

● làm hại các cơ quan nội tạng(như gan và thận)

Tác động ngắn hạn

● phản ứng dị ứng

● nhiễm trùng mắt (viêm kết mạc)

● kích ứng mũi và họng

● hen suyễn

● viêm phế quản

● khó thở, đau đầu, buồn nôn và viêm phổi

Ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta ở nhiều hình thức khác nhau ở mức độ ngắn hạn hay dài hạn. Đối tượng khác nhau bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí theo những hình thức khác nhau. Một số người nhạy cảm với các chất ô nhiễm hơn những người khác. Trẻ em, người già và những người có vấn đề sức khỏe như hen suyễn, bệnh tim và bệnh phổi thường bị dễ bị tác động nhiều hơn. Mức độ nhiễm bệnh từ các chất ô nhiễm trong không khí sẽ phụ thuộc vào sự tiếp xúc của người đó với các hạt bụi và các chất hóa học, như là thời gian tiếp xúc và nồng độ của các chất gây ô nhiễm. Có thể có những tác động ngắn hạn và dài hạn từ các chất ô nhiễm trong không khí.

Ô nhiễm không khí trong nhà - gây tác động xấu gấp từ 3 - 5 lần ngoài trời

Những tác động tiềm ẩn do chất lượng không khí trong nhà lên sức khỏe con người là đáng kể, vì nhiều lý do. Theo thống kê, hầu hết chúng ta đều dành khoảng 90% thời gian ở trong nhà, nơi mà nồng độ của một số chất gây ô nhiễm thường cao gấp 2 - 5 lần so với nồng độ ngoài trời. Hơn nữa, những người thường xuyên nhạy cảm, bị kích ứng với các chất ô nhiễm (ví dụ, trẻ em, người lớn tuổi, những người bị bệnh tim mạch hoặc hô hấp) có xu hướng ở trong ngôi nhà nhiều hơn. Có một số các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà. Hệ thống lọc khí của IQAir với công nghệ làm sạch không khí hiện đại, đáng tin cậy nhất và hiệu quả nhất sẽ chống lại chúng.

Các nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà

Các mạt bụi

Các mạt bụi

Phấn hoa, bào tử, ve bụi, các chất gây dị ứng và các hạt vật chất khác có thể gây ra bệnh sốt mùa hè, hen suyễn, và các phản ứng dị ứng khác. Ngay cả khi tiếp xúc trong thời gian ngắn với các hạt có nồng độ độc tố cao có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh tim.

Các chất khí hữu cơ dễ bay hơi

Các chất khí hữu cơ dễ bay hơi

Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) là những hóa chất dạng khí phát ra từ các phương tiện giao thông, các khu công nghiệp và vật liệu xây dựng. Chúng có thể gây ung thư và gây hại cho cơ quan nội tạng.

Các vi sinh vật

Các vi sinh vật

Vi sinh vật như virus, vi khuẩn và bào tử nấm là một trong những nguyên nhân gây ra các triệu chứng về nhiễm trùng khác nhau như lao, cúm, aspergillosis, MRSA và SARS.

Vảy lông vật nuôi

Vảy lông vật nuôi

Chất gây dị ứng từ vật nuôi (lông) chủ yếu được tìm thấy trong nước bọt, trên lông và da của chúng. Khi các chất gây dị ứng được hít vào có thể dẫn đến phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Các sản phẩm vệ sinh

Các sản phẩm vệ sinh

Sản phẩm tẩy rửa, thuốc xịt và các dung môi có thể gây kích ứng màng nhầy và làm trầm trọng thêm các bệnh dị ứng như hen suyễn và sốt vào mùa khô.

Ô nhiễm giao thông

Ô nhiễm giao thông

Khói và ozone có thể gây kích ứng đường hô hấp, thậm chí các chất khí này ở nồng độ thấp cũng có thể gây ra các cơn hen suyễn. Các chất ô nhiễm này chủ yếu được tạo ra ở môi trường ngoài trời, chúng có thể xâm nhập vào các tòa nhà qua cửa ra vào, cửa sổ và các hệ thống thông gió.

Khói thuốc lá

Khói thuốc lá

Khói thuốc lá có chứa hàng ngàn hóa chất và các hạt có thể gây kích ứng màng nhầy và dẫn đến các bệnh cấp tính và mãn tính.

Sơn và chất kết dính

Sơn và chất kết dính

Sơn, véc ni và các chất kết dính có thể chứa vô số các chất có hại cho sức khỏe của bạn. Hít phải chúng có thể dẫn đến đau đầu, buồn nôn và phản ứng dị ứng. Tiếp xúc lâu dài có thể dẫn đến bệnh mãn tính.